Ảnh hưởng Húy_kỵ

Ảnh hưởng của húy kỵ lên tất cả các loại danh xưng, tên gọi như đã thấy trên cả theo hướng tích cực, tiêu cực hay trung tính. Nhưng một trong mặt ảnh hưởng xấu của nó trong xã hội phong kiến phương Đông, phải kể đến việc áp dụng các quy định luật lệ về kỵ húy trong thi cử nho học: nhiều sĩ tử đi thi nho học thời xưa, thường bị đánh trượt không phải là do không học tài, mà do phạm húy. Đây cũng là một nguyên nhân làm nền giáo dục nho học suy thoái, không tìm được người nhân tài cho quốc gia[12]. Trần Tế Xương trong bài Thi hỏng có câu:

Rõ thực nôm hay mà chữ dốt,Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.

Việc phạm quốc húy thường bị trừng phạt rất nặng. Kỵ húy được ghi vào luật pháp các triều đại phong kiến Trung Quốc với các hình phạt rất hà khắc đối với người phạm quốc húy, như Luật triều Đường quy định:"Trực tiếp nói tên hoàng đế là phạm đại tội bất kính, không xá miễn". Năm 1777, Vương Tích Hầu (王錫侯) đã phê phán Khang Hi tự điển trong tự điển của ông và viết tên Càn Long mà không dùng khuyết bút (bỏ nét) như luật. Hành động này dẫn tới việc ông bị tru di cửu tộc và tịch biên toàn bộ tài sản.[13] Trước đó năm 1757, một quan bố chánh người Chiết Giang đã nghỉ hưu tên là Bành Gia Bằng, để cho một thư sinh tên là Đoạn Xương Tự đăng một câu văn cảo, trong đó nói đến tên húy của vua Càn Long là "Hoằng Lịch" nhưng không bớt nét, do đó Bành Gia Bằng phải tự sát, Đoạn Xương Tự bị chém đầu.

Việc kỵ húy bản thân cũng có mâu thuẫn: nếu không biết tên thật của vua chúa thì rất khó để kiêng, do vậy bằng cách này hay cách khác, tên húy của vua chúa sẽ được truyền xuống dân chúng một cách không chính thức. Vào năm 435 thời Bắc Ngụy, sứ giả Cao Câu Ly đã chính thức thỉnh cầu Bắc Ngụy gửi cho họ một văn bản có tên của hoàng đế để tránh phạm phải húy khi gửi văn từ giao thiệp. Bắc Ngụy Thái Vũ đế liền đồng ý.[14]

Do mỗi đời vua của mỗi triều đại đều có những quy định riêng về kiêng húy nên việc tìm hiểu về kị húy có thế giúp xác định được niên đại của các bia ký và văn bản đời trước.

Ngược lại với tập tục này, phải kể đến phong tục đặt tên thánh (hay tên cha mẹ đỡ đầu) cho con người khi mới chào đời, ở các nước phương Tây.

Ngày nay, những quy định về kiêng húy không còn hiệu lực nữa, vì nó là hình thức quá vô lý với đời sống ngôn ngữ và xã hội một thời, nhưng một số sách vở và trong xã hội do ảnh hưởng của lệ kiêng húy trước đây vẫn dùng chữ kiêng húy trong hành văn vì thói quen lâu ngày để lại.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Húy_kỵ http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://www.itscj.ipsj.or.jp/ISO-IR/202.pdf http://hopluu.net/a2499/ten-chu-han-cua-ho-quy-ly-... http://baotangnhanhoc.org/vi/index.php?option=com_... http://project1.caryacademy.org/ChineseHistory/200... http://www.dunglac.org/upload/book/f__1191579231.h... http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=765&Cati... http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=935&Cati... http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/tai-lieu-pho-ca...